Bánh mì Sài Gòn đặc biệt thơm bơ, cách làm cực dễ tại nhà

Bánh mì Sài Gòn đặc biệt thơm bơ - bánh mì Sài Gòn 1 ngàn 1 ổ. Kí ức tuổi thơ vẫn còn đó với tiếng rao quen thuộc của những chiếc xe bán bánh mì từ sáng sớm đến chiều muộn.
Nội dung chính

Bánh mì Việt Nam có một điều đặc biệt là vỏ giòn nhưng lại rất mỏng, nhiều ruột nhưng xốp, dai và mềm. Có nhiều cách để làm bánh mì có ruột mềm, xốp như thêm phụ gia, vitamin C, hay giấm, nhưng những thành phần này ít nhiều ảnh hưởng đến vị của bánh.

Hôm nay chúng ta sẽ cùng làm bánh mì Việt Nam sẽ chỉ gồm 5 thành phần cơ bản của bất kỳ loại bánh mì "gầy" (lean dough bread) nào. Năm thành phần đó là bột mì, men nở, muối, đường và nước.

Và đặc biệt công thức bánh mì này sẽ sử dụng máy nhồi bột, đảm bảo bạn sẽ làm ra thành phẩm ưng ý nhất. Cùng bắt đầu ngay thôi.

banh-mi-sai-gon-dac-biet-thom-bo-cach-lam-cuc-de-tai-nha

Nguyên liệu làm bánh mì Sài Gòn

210 g bột mì hàm lượng protein trên 11%

4 g (1 1/3 tsp) men instant (men khô thường và men tưoi xem chú ý)

8 g (2 tsp) đường

2 g (1/3 tsp) muối

130-145 g nước

Cách làm

Bước 1: Trộn bột

Đầu tiên, bạn cân 210g bột vào tô trộn bột, sau đó bỏ bớt 10g bột ra để sử dụng làm bột áo khi nhồi bột. Tiếp theo, bạn cân muối, đường, men instant vào âu bột luôn, nhưng chú ý để các nguyên liệu này ở các góc khác nhau của âu.

Sau đó, bạn trộn muối/ đường/men với bột ở mỗi góc, rồi trộn đều tất cả. Tiếp theo, bạn tạo một khoảng trống ở giữa âu bột, cho 130g nước vào.

banh-mi-sai-gon-dac-biet-thom-bo-cach-lam-cuc-de-tai-nha

Bước 2: Nhồi bột

Chọn móc trộn bột hình móc câu chuyên dụng để trộn bột được đều, mịn và dẻo nhất. Bật máy trộn bột ở mức độ thấp rồi cao dần. Nếu bột bị khô hay bị quá ướt thì bạn đều chỉ nên thêm bột và nước từ lượng còn lại của công thức tức là 10g bột và 15g nước.

banh-mi-sai-gon-dac-biet-thom-bo-cach-lam-cuc-de-tai-nha

Sau khi máy nhồi xong, mặt bột đã mịn hơn và bột cũng bớt dính hơn, Bạn có thể dễ dàng nhắc bột khỏi bề mặt mà không bị dính.

Bạn đậy bột lại bằng màng nylon hoặc chính âu trộn bột lúc nãy và để bột nghỉ 10 phút. Sau đó bạn lại tiếp tục nhồi thêm khoảng 10 - 15 phút. Lúc này, bột rất mịn và đàn hồi, bạn có thể kéo được màng. Tuy nhiên, việc không kéo được màng cũng không sao, nhưng bạn phải chắc chắn rằng khối bột cầm nhẹ tay và có độ đàn hồi tốt. Tức là khi bạn ấn vào bột thì bột sẽ căng trở lại.

>>Những lưu ý khi mua máy trộn bột mà bạn cần biết.

banh-mi-sai-gon-dac-biet-thom-bo-cach-lam-cuc-de-tai-nha

Bước 3: Ủ bột

Tiếp theo, bạn chuẩn bị 1 âu hoặc hộp sạch và đặt bột vào. Sau đó, bạn bọc kín lại và ủ ở nơi ấm áp, khoảng 30 - 35 °C cho đến khi bột nở gấp đôi. Nếu bột được ủ đúng nhiệt độ sẽ nở gấp đôi sau khoảng 1 tiếng. Nơi ấm áp nhất trong căn bếp của bạn thường là trên nóc tủ lạnh hoặc trong lò vi sóng không bật nên bạn có thể đặt khay bột ở đó.

Bước 4: Tạo hình và ủ lần 2

Sau khi bột nở khoảng gấp đôi thì bạn nhẹ nhàng lấy bột ra. Bạn nên sử dụng dụng cụ vét âu để lấy bột ra thay vì kéo bột ra bằng tay bởi điều này rất dễ làm vớ các bọt khí trong bột.

banh-mi-sai-gon-dac-biet-thom-bo-cach-lam-cuc-de-tai-nha

Để bột vào nơi kín và ủ lần 2 trong khoảng 30 đến 40 phút. Tạo hình cho những chiếc bánh mì tùy theo sở thích hoặc tạo hình theo nguyên bản.

Bước 5: Nướng bánh

Làm nóng lò trong 20 đến 25 phút ở 250°C.

Trước khi nướng, dùng dao lam để rạch bánh 1 đường ở giữa. Sau đó, xịt nước nhẹ nhàng lên bánh rồi cho vào nướng ở 220°C trong 7-10 phút đầu, rồi hạ xuống 200°C nướng tiếp 7-10 phút.

banh-mi-sai-gon-dac-biet-thom-bo-cach-lam-cuc-de-tai-nha

Vậy là chúng ta đã hoàn thành những chiếc bánh mì chuẩn Sài Gòn, đặc biệt thơm bơ rồi đó.

banh-mi-sai-gon-dac-biet-thom-bo-cach-lam-cuc-de-tai-nha

>>Xem thêm: Cách làm bánh bao hình bông hoa hồng đẹp mắt.

Xếp hạng: 5,5/10- ( 2 Đánh giá )